Cách đóng dấu treo, dấu giáp lai

Hiện nay, có nhiều tài liệu quy định về cách đóng dấu treo, dấu giáp lai, tuy nhiên, về cách sử dụng, trường hợp sử dụng, có rất ít tài liệu đề cập đến vấn đề này. Vì vậy dựa trên một số hướng dẫn, áp dụng các quy định VP Luật Nhiệt Tâm xin tổng hợp sau đây để bạn tham khảo.

1.Dấu treo

Trường hợp sử dụng dấu treo:

Dùng trong loại tài liệu hành chính, tài liệu nội bộ của cơ quan, tổ chức, hợp đồng ký kết giữa các bên và phụ lục của các loại tài liệu, hợp đồng, loại hoá đơn, giấy tờ, chứng từ kế toán.

Cách sử dụng:

Đóng trên trang đầu, bao gồm một phần tên của cơ quan hoặc tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo tài liệu (bản gốc), vì tên của cơ quan hoặc tổ chức thường được viết ở bên trái và trên cùng.

Hình minh họa: Dấu treo

2.Dấu giáp lai

Trường hợp sử dụng:

Trong tài liệu, hợp đồng, chứng từ, chứng từ kế toán trên là 2 trang trở lên đối với tài liệu in 01 mặt và 03 trang trở lên đối với tài liệu được in 02 mặt, kết hợp đóng trên tất cả các trang tài liệu, hợp đồng, giấy tờ và tài liệu kế toán để đảm bảo tính xác thực của mỗi trang và ngăn chặn thay đổi nội dung, giả mạo.

Cách sử dụng:

Con dấu được đóng giữa các cạnh của tài liệu, bao gồm các phần của tất cả các trang tài liệu, hợp đồng, giấy tờ và chứng từ kế toán. Lưu ý: Mỗi con dấu không quá 05 trang trên 1 mặt, 09 trang trong 02 trang. Ngoài ra, con dấu còn được gắn với chữ ký của người có thẩm quyền cấp tài liệu (ở trang cuối cùng của tài liệu, hợp đồng), khi đóng dấu trên chữ ký phải được đóng dấu trên khoảng 1/3 chữ ký tính từ bên trái.

Đóng dấu giáp lai
Hình minh họa: Đóng dấu giáp lai

Nếu có thắc mắc hoặc các câu hỏi về vấn đề pháp lý doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi theo hotline 091.226.5766 hoặc messenger để có được tư vấn tốt nhất, VP Luật Nhiệt Tâm

 

 

 

 

 

 

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU