Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh về gas đang gặp phải tình trạng bị chiếm giữ bình gas của công ty mình đã sản xuất một cách trái phép.
Để cắt tai bình gas, xoá nhãn hiệu của bình gas để in đè nhãn khác, có những trường hợp thay vì sản xuất mới thì sửa lại và gắn nhãn hiệu mới bên mình vào để bình gas đó trở thành sản phẩm của bên mình.
Như vậy tại sao hành vi chiếm đoạt vỏ gas có thể gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh gas?
Theo ông Trần Khoa, đại diện Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh dầu khí Việt Hải, có thương hiệu gas Vinashin, công ty sản xuất bình gas Vinashin đã phải đầu tư mất 500-700.000 đồng để sản xuất 1 vỏ bình gas 12 kg.
Nhưng khi đưa sản phẩm ra thị trường để có thể cạnh tranh với các công ty khác và thu hút khách hàng công ty chỉ yêu cầu người tiêu dùng đặt 150-200.000 đồng/vỏ bình gas đối với mỗi khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.
Như vậy nếu bị chiếm mất vỏ bình gas thì công ty sẽ phải tổn thất từ 350 – 500.000 đồng trên mỗi bình gas bị chiếm dụng. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trang thiếu thốn bình gas để kinh doanh, thậm trí không có bình gas để tiếp tục kinh doanh.
Không chỉ Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh dầu khí Việt Hải là nạn nhân của những chiêu trò này.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, hàng loạt các doanh nghiệp gồm: Công ty CP Dầu khí EPIC, Công ty TNHH Dầu khí Quảng Trị, Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam – chi nhánh Bắc Bộ đã có đơn tố giác tới cơ quan chức năng về việc phát hiện hàng nghìn vỏ gas mang thương hiệu khác nhau được tập kết tại khuôn viên Công ty TNHH Sản xuất và Cung ứng vật tư Hà Nội trụ sở tại Lô CN4, KCN Nguyên Khê, xã Nguyên Khê.
Luật sư Hoàng Ngọc – Trưởng văn phòng Luật sư Nhiệt Tâm và cộng sư, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: Vấn nạn kinh doanh gas cạnh tranh không lành mạnh đã diễn ra thời gian dài và khó khăn cho quá trình xử lý của cơ quan chức năng.
Theo quy định về kinh doanh khí hoá lỏng, các hãng gas đều tuyên bố bình gas là sở hữu của họ, kể cả người tiêu dùng đã đặt tiền vỏ bình khi mua gas về sử dụng. Vì vậy, các tổ chức chiếm hữu thì rõ ràng vi phạm, nhất là khi tiến hành các hành vi cắt tai hoặc xoá nhãn biến thành nhãn hiệu khác.
Luật sư Hoàng Ngọc phân tích, trường hợp cắt tai, xoá nhãn in đè nhãn khác, có những trường hợp thay vì sản xuất mới thì sửa lại và gắn nhãn hiệu bên mình vào. Đó là vi phạm sở hữu trí tuệ, trong một số trường hợp còn làm giả, bơm gas của mình vỏ bình của đơn vị khác, vì chất lượng của mỗi sản phẩm là khác nhau.
Giai đoạn vi phạm cũng được xác định khác nhau. Ban đầu chỉ là chiếm giữ vỏ bình gas, khiến đối thủ không có vỏ bình để kinh doanh là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tiếp đến là xoá nhãn, huỷ bỏ vỏ bình ga là hành vi huỷ hoại tài sản của người khác. Sau đó là giai đoạn cắt tai, mài vỏ, thay đổi nhãn hiệu thì đã có dấu hiệu vi phạm Luật sở hữu trí tuệ.
Theo Luật sư Hoàng Ngọc để ngăn chặn những hành vi chiếm đoạt vỏ bình gas một cách trái phép, cũng như nhằm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật như thế này thì.
- Cần có quy định rõ ràng hơn về kinh doanh khí hoá lỏng, nghiêm cấm xoá bỏ nhãn hiệu, cắt tai, mài vỏ.
- Thời gian của đại lý được lưu giữ vỏ bình gas của nhãn hiệu khác là bao lâu, cũng cần có quy định cụ thể.
- Nếu cứ giữ mãi vỏ bình của đơn vị khác trong kho là vi phạm, làm cho đơn vị khác không còn vỏ bình gas để kinh doanh phải bị xử lý như thế nào.
Những hành vi này không chỉ là những hành vi vi phạm pháp luật mà nó còn tiềm tàng những nguy hiểm đối với tính mạng, sức khoẻ của người tiêu dùng bởi những nguy cơ gây cháy nổ, rò rỉ bình gas,…
Để tìm hiểu kỹ càng hơn về vấn nạn chiếm dụng bình gas trái phép và những chiêu trò bẩn của các công ty quý khách có thể tìm hiểu thêm ở báo dân việt.