Việc vợ chồng sống chung với nhau thường có các thỏa thuận riêng về tiền bạc, trách nhiệm, nghĩa vụ. Thế nhưng, ngoài thỏa thuận về đóng góp tiền bạc trong việc xây dựng gia đình ra thì nhiều người vợ vẫn tự ý lấy tiền của chồng trong ví mà không có sự đồng ý của chồng mà không biết rằng, đây là một hành vi trái pháp luật và có thể bị xử lý hành chính.
Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Theo Điều trên, tiền của chồng có thể được coi là tài sản riêng của chồng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân. Do đó, nếu có hành vi lấy tiền của chồng, xét theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Như vậy, để tránh bị vi phạm pháp luật, mỗi người vợ không nên tự ý lấy tiền của chồng mình. Tuy nhiên không phải vì thế mà không thể không có cách để “lách luật”. Thay vì tự ý lấy tiền thì các bà vợ có thể nhờ chồng mua vật dụng này nọ cho mình và gia đình hoặc “mượn” tiền của chồng để mua đồ,… Như vậy sẽ không bị xếp vào hành vi vi phạm pháp luật theo như quy định ở trên.
Tin cùng chuyên mục:
Thuận tình ly hôn và những điều cần biết
Tọa đàm ‘Nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy tại các công trình xây dựng: Gỡ vướng từ hệ thống pháp luật’
Thủ tục cần có để xoá án tích
Vấn nạn chiếm dụng bình ga của doanh nghiệp khác để kinh doanh, sản xuất