Tàn sản của vợ chồng được chia làm 2 loại: Tài sản chung và tài sản riêng. Tài sản chung là tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân, được tặng cho chung, thừa kế chung,… Tài sản riêng là tài sản phát sinh trước thời kì hôn nhân, được tặng cho riêng hoặc được thỏa thuận là tài sản riêng. Chính vì điều này mà khi phân chia tài sản của vợ chồng, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến phần tài sản chung chứ không xét đến phần tài sản riêng.

Phân chia tài sản vợ chồng (Ảnh minh họa)

1. Nguyên tắc phân chia tài sản

Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình thì nguyên tắc phân chia tài sản được quy định như sau:

”1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, nguyên tắc của việc phân chia tài sản chung vợ chồng đó là ưu tiên sự thỏa thuận giữa hai bên. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ phân chia tài sản theo quy định của pháp luật và dựa trên công sức đóng góp của các bên để phân chia tài sản.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân chia tài sản

  • Hoàn cảnh gia đình: Bên có khó khăn hơn sẽ được nhận tài sản nhiều hơn hoặc được ưu tiên nhận tài sản để đảm bảo cuộc sống hằng ngày và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi gia đình
  • Công sức đóng góp của vợ/chồng trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung: Bên có nhiều công sức trong việc tạo lập và duy trì khối tài sản chung sẽ nhận được nhiều tài sản hơn. Tuy nhiên có một số trường hợp như là người vợ không đi làm nhưng ở nhà làm nội trợ gia đình, chăm sóc con cái,… vẫn sẽ được tính công sức trong việc đóng góp vào khối tài sản chung này
  • Lợi ích của cá bên trong việc lao động thu nhập
  • Lỗi của các bên trong vi phạm chế độ hôn nhân/gia đình

Trên đây là các tư vấn của Luật Nhiệt Tâm về vấn đề phân chia tài sản vợ chồng. Trong trường hợp cần thêm sự tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline hoặc để lại thông tin cùng những thắc mắc của  bạn theo mẫu dưới đây để chúng tôi có thể liên hệ giải quyết những vấn đề của bạn một cách nhanh nhất.

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU