Ai có quyền nuôi con sau khi ly hôn?

ly-hon

Nhiều người nghĩ rằng, khi hai vợ chồng ly hôn thì mặc nhiên người không vi phạm nghĩa vụ hôn nhân sẽ được quyền nuôi con, còn người kia vì ngoại tình hay một lý do nào khác dẫn đến ly hôn sẽ không được quyền nuôi con; hoặc người kia nhà không giàu, không đủ khả năng cho con theo học sẽ không được nuôi con,… Những suy nghĩ trên đều dựa trên suy nghĩ thiếu căn cứ của pháp luật. Trong bài viết này, Luật Nhiệt Tâm sẽ chỉ rõ cho các bạn ai có quyền nuôi con trong hai vợ chồng khi hai người ly hôn:

ly-hon

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, chúng ta có các trường hợp được quyền nuôi con như sau:

Thứ nhất, sau khi hai vợ chồng đã ly hôn, vợ chồng vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Mọi hành vi cấm đoán gặp con khi hai người đã ly hôn là trái với pháp luật và sẽ có các chế tài để xử phạt hành vi đó.

Thứ hai, vợ, chồng được quyền thỏa thuận với nhau về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên để chăm sóc, dạy bảo, nuôi nấng và chu cấp tiền cho con. Trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giao con cho người đáp ứng được các điều kiện đó. Người còn lại phải có nghĩa vụ chu cấp cho con đến khi con đủ 18 tuổi và các nghĩa vụ khác liên quan được Tòa án ra quyết định

Thứ ba, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Con đủ 7 tuổi trở lên sẽ được xem xét nguyện vọng ở với ai của con.

Trên đây là các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con khi ly hôn. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng khi nuôi con sau khi ly hôn. Nếu còn các vấn đề cần sự tư vấn về ly hôn, hãy liên hệ với chúng tôi:

Văn phòng Luật sư Nhiệt Tâm & Cộng sự

(NT&PARTNERS)

Phòng B205, tòa nhà M3-M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024.62 665 666/ 024. 62 662 903/ 024.62 912 838

Email: congty@nhiettam.vn

Web: https://www.nhiettam.vn

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU