Điều kiện, thủ tục thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

van-phong-dai-dien

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây thực sự rất phát triển, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của nước ta. Các chính sách mở cửa thúc đẩy quá trình góp vốn đầu tư cùng sự tinh giảm thủ tục hành chính khiến việc mở cửa hội nhập với thế giới ngày càng tốt hơn. Chính vì thế, nhu cầu thành lập công ty hay mở các văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của các thương nhân nước ngoài đang ngày càng lớn. Vì vậy, Luật Nhiệt Tâm sẽ hướng dẫn các bạn điều kiện, thủ tục để thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

I. Quyền thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

II. Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với hoạt động của Văn phòng đại diện

Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam.

III. Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện

1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

IV. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

Thứ hai, thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

Thứ ba, trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

Thứ tư, nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Thứ năm, trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

V. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện

1. Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

c) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;

d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

đ) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;

e) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

2. Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

VI. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam

1. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

3. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

4. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Trên đây là các điều kiện và trình tự thủ tục thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Luật Nhiệt Tâm hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc thành lập Văn phòng đại diện. Trong trường hợp gặp khó khăn hoặc cần sự tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi. Bạn sẽ nhận được:

  • Sự tư vấn nhiệt tình của các luật sư hàng đầu về lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp
  • Hoàn tất từ A đến Z các thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện và các thủ tục có liên quan khác
  • Nhận được sự hậu mãi cùng sự tư vấn về pháp luật trong suốt quá trình hoạt động sau này của văn phòng đại diện
  • Nhận được nhiều ưu đãi nếu hợp tác lâu dài và dùng tư vấn thường xuyên
  • Các ưu đãi khác

Với các luật sư có thâm niên trên 20 năm, đã giải quyết qua rất nhiều các dự án đầu tư sẽ là lời giải cho bài toán đăng ký hoạt động đầu tư nói chung và thành lập văn phòng đại diện nói riêng của bạn. Nếu những điều trên thỏa mãn những tiêu chí, yêu cầu mà bạn đặt ra, đừng ngần ngại và hãy liên hệ với chúng tôi:

Văn phòng Luật sư Nhiệt Tâm & Cộng sự

(NT&PARTNERS)

Phòng B205, tòa nhà M3-M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024.62 665 666/ 024. 62 662 903/ 024.62 912 838

Email: congty@nhiettam.vn

Web: https://www.nhiettam.vn

 

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU