Nội dung bài viết
Ngoại tình
Có sự khác nhau về đàn ông và phụ nữ trong ngoại tình và ly hôn. Đàn ông ngoại tình dẫn đến ly hôn thấp hơn phụ nữ ngoại tình dẫn đến ly hôn do phụ nữ có thể dễ dàng bỏ qua sự không chung thủy của đàn ông. Ngược lại đàn ông lại rất khó chấp nhận sự phản bội của phụ nữ. Khi người phụ nữ ngoại tình, họ đã hình dung, biết trước hậu quả của nó đối với mình và gia đình nhưng họ vẫn quyết định làm, do vậy họ sẽ dễ chấp nhận việc ly hôn hơn so với
Hay săm soi những lỗi lầm của nhau
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có thể có những lúc mắc phải sai lầm. Trong cuộc sống hôn nhân cũng không thể tránh khỏi điều này, nhưng thái độ mà chúng ta đối xử với nhau khi người bạn đời mắc sai lầm như thế nào lại là yếu tố quyết định đến cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không.
Nếu bạn luôn sống trong sự thăm dò, săm soi đối phương phạm phải sai lầm nào để chỉ trích, chắc chắn cuộc hôn nhân của bạn sẽ vô cùng nặng nề, chán ngắt và chẳng bao giờ được trọn vẹn. Bản thân bạn cũng luôn thấy bất mãn, không hài lòng vì đối phương không như bạn mong đợi. Những trạng thái tiêu cực này của bạn cũng sẽ tác động lên người kia, khiến người kia cũng dễ sinh ra chuyện bực bội, khó chịu về bạn cũng như bản thân mình. Dần dần, tình cảm vợ chồng của bạn ngày càng rạn nứt và ly hôn là điều khó tránh khỏi.
Thường xuyên cãi vã
Tranh luật là một điều tất yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc cãi vã lại là một điều cực kì tệ cho hôn nhân của chính bạn. Đa số những người đã ly hôn nói rằng tranh cãi quá nhiều là lý do dẫn đến sự tan vỡ của họ. Không ngừng tranh cãi dẫn đến không có biện pháp giải quyết có thể gây nguy hiểm lớn cho bất kỳ mối quan hệ nào.
Chuyên gia các vấn đề gia đình Clinton Power cho rằng: “Một trong những lý do chính khiến tranh cãi kéo dài là do bạn không hiểu, không đánh giá đúng mức hoặc không thừa nhận quan điểm của người bạn đời. Một khi bạn có thể tự mình đánh giá cao những điểm khác biệt của người bạn đời, khi đó bạn đã xuống thang trong tranh luận và đang tìm kiếm giải pháp để hòa giải”.
Mâu thuẫn, xung đột, bạo lực kéo dài
Mâu thuẫn, xung đột, bạo lực kéo dài, triền miên từ năm này sang năm khác giữa hai vợ chồng cũng là một loại nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Trong những gia đình kiểu như vậy, ban đầu nạn nhân của bạo lực gia đình (thường là người vợ) sẽ không nghĩ và tính đến việc ly hôn chỉ đơn giản vì họ có nhiều nỗi lo sợ phải nghĩ: Sợ con cái không có đủ bố/mẹ, sợ gia đình, hàng xóm dị nghị, sợ không đủ khả năng nuôi con, sợ khoản nợ không đủ chi trả nếu có một mình,… Chỉ đến khi họ không thể chịu đựng được nữa, ý thức về sự tự do, quyền bình đẳng, hạnh phúc trong họ được thức tỉnh, họ thấy được những ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực gia đình cũng như các xung đột khác tác động đến con và bản thân, lúc đó họ sẽ ly hôn. Ly hôn được xem như là một giải pháp giải phóng chính bản thân họ và con cái họ.
“Chuyện chăn gối” không hòa hợp
Thực tế đây là một nguyên nhân rất phổ biến, nhưng lại ít được mọi người nhắc tới. Chuyện “chăn gối” được xem như những sự gắn kết giữa vợ chồng với nhau, khiến cho đời sống vợ chồng thêm gắn kết, chia sẻ. Tuy nhiên, với tâm lý ít khi chia sẻ về sở thích chăn gối với người bạn đời của mình, đặc biệt là đối với các người vợ – những người phụ nữ vẫn chịu ảnh hưởng của nền giáo dục phong kiến tại Việt Nam lâu đời nên rất ngại ngùng khi nói về “chuyện ấy”, hoặc sợ bị đánh giá là không tốt – dễ dẫn đến việc các cặp vợ chồng có thể cảm thấy không thoải mái về nhau và dần dần không thoải mái về mối quan hệ của họ. Khi không đạt được sự thoải mái trong “chuyện ấy”, họ sẽ có xu hướng ngoại tình. Từ đó, dù rằng không hòa hợp trong “chuyện ấy” hay ngoại tình thì cũng dễ dẫn đến một cái kết không ai mong muốn: Ly hôn.
Hôn nhân cần đời sống tình dục lành mạnh cũng giống như con người cần cơm ăn, nước uống. Vì vậy đừng để hôn nhân bị bỏ đói đến chết dần chết mòn trong chính đời sống vợ chồng.
Ít tranh luận
Thoạt nghe, nó có vẻ mâu thuẫn nhưng phải phân biệt được giữa tranh luật và cãi vã như đã nêu ở trên. Việc tranh luận một cách lành mạnh có thể khiến cho cuộc hôn nhân của bạn giải quyết được nhiều khúc mắc hơn. Tranh luận là một cách để giao tiếp, giải quyết vấn đề và bày tỏ ý kiến của mình cho người bạn đời, để từ đó khiến hai người có thể hiểu nhau hơn, biết cảm thông cho nhau hơn. Tuy nhiên khi tranh luận, cả hai dành cho nhau sự tôn trọng và sự bình tĩnh, tránh những cảm xúc tiêu cực, oán giận dễ dẫn đến cãi vã. Sau một cuộc tranh luận, cả hai sẽ thấy nhẹ lòng khi giải quyết được mọi khúc mắc và hiểu nhau hơn. Và đặc biệt, nên chấm dứt tranh luận ngay khi đưa ra được một phương án giải quyết cụ thể, không nên để kéo dài từ ngày này qua ngày khác sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột không đáng có.
Mâu thuẫn về tiền bạc
Cuộc sống vật chất khó khăn, thiếu tiền, vay mượn khắp nơi,… là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình, có thể khiến cho một tình yêu rất đẹp đẽ, mãnh liệt cũng không chống cự nổi. Trong khi yêu thì những người trong cuộc thấy cuộc sống toàn màu hồng nhưng khi tiến vào cuộc sống hôn nhân thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Những mối lo cơm áo gạo tiền, những lo toan trong cuộc sống dễ khiến con người ta bực bội, nổi cáu đôi khi chỉ vì những vấn đề rất nhỏ như canh hơi mặn, con cái bày đồ chơi không dọn, chồng/vợ đón con muộn,… dẫn đến xích mích, cãi vã lẫn nhau chứ đâu còn ai nghĩ đến chuyện quan tâm, chăm sóc nhau nữa.
Thông thường, nguyên nhân chính gây ra các cuộc cãi vã trong gia đình, không hẳn là thu nhập thấp mà là phương thức chi tiêu tiền. Nhiều gia đình mặc dù mức thu nhập không hề cao nhưng cuộc sống hôn nhân của họ vẫn rất hạnh phúc vì họ biết cách chi tiêu, tiết kiệm những đồng tiền mà mình kiếm được, vì thế không phải đi vay mượn hay lo toan về nguồn kinh tế ít ỏi của mình. Trong khi đó, nhiều gia đình thu nhập cả hai vợ chồng rất cao nhưng vẫn thấy thiếu tiền, vay mượn khắp nơi vì chi tiêu thiếu hợp lý lại dẫn đến xung đột. Vì vậy trước khi ký vào đơn xin ly hôn, đưa nhau ra tòa, các bạn hãy xem xét đến việc cân đối lại chi tiêu của gia đình, tìm hướng giải quyết các khoản nợ đang mắc phải hay đến gặp các chuyên gia về xã hội, tài chính để được hướng dẫn quản lý ngân sách gia đình.
Ghen tuông thái quá
Trong cuộc sống hôn nhân, ghen tuông là gia vị không thể thiếu, nhưng nếu sự ghen tuông được nêm nếm vừa vặn sẽ cho kết quả tốt đẹp, còn nếu quá đà sẽ khiến cuộc sống vợ chồng trở nên mệt mỏi. Trong cuộc sống hôn nhân, sự tin tưởng nhau rất quan trọng. Nếu bạn không tin tưởng người bạn đời, khả năng ghen tuông thái quá sẽ rất cao. Vì thế, bạn cần tìm cách khắc phục vấn đề này ngay lập tức, hoặc trao đổi với người bạn đời về những vấn đề không tin tưởng để cùng nhau thảo luận đưa ra phương án giải quyết hợp lý nhất.
Kì vọng thiếu thực tế
Vợ chồng sống bên nhau nhưng nếu như một người luôn đặt ra những yêu cầu quá cao và không phù hợp sẽ khiến người còn lại chán nản và mệt mỏi. Lâu dần, họ muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đó để tìm người khác hiểu con người mình hơn.
Vì thế, hãy đặt ra những tiêu chí và mong đợi dựa trên những đặc điểm riêng của chồng. Xét cho cùng, chúng ta từng yêu và lựa chọn lấy người đó bởi vì họ là chính họ, vậy tại sao lại phải uốn họ thành một người như bạn mong đợi?
Trên đây là những lý do phổ biến dễ dẫn đến chuyện ly hôn. Trong cuộc sống hôn nhân đôi khi gặp phải những vấn đề khiến chúng ta nản chí, thất vọng, tuy nhiên hãy đừng vì những sự nóng giận, bực bội tức thời mà vội vã đưa ra quyết định ly hôn để rồi sau đó hối hận với chính quyết định của mình. Chỉ khi nào bạn cảm thấy không thể cứu vãn nổi cuộc sống hôn nhân này, hãy đưa ra quyết định chuẩn xác nhất để giải quyết và cảm thấy hoàn toàn thoải mái với quyết định của mình.
Tin cùng chuyên mục:
Thuận tình ly hôn và những điều cần biết
Tọa đàm ‘Nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy tại các công trình xây dựng: Gỡ vướng từ hệ thống pháp luật’
Thủ tục cần có để xoá án tích
Vấn nạn chiếm dụng bình ga của doanh nghiệp khác để kinh doanh, sản xuất