Dịch vụ đăng ký sáp nhập doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký sáp nhập doanh nghiệp là một thủ tục phức tạp, trải qua nhiều bước khách nhau. Đối với các chủ doanh nghiệp thì đây không phải là một vấn đề dễ dàng để có thể giải quyết. Hiểu được điều đó, Luật Nhiệt Tâm với tư cách là nhà tư vấn pháp luật chuyên nghiệp sẽ tư vấn thủ tục sáp nhập doanh nghiệp một cách đơn giản, chính xác nhất.
TẬN TÂM – CHUYÊN NGHIỆP
Hotline: 091.226.5766 – 091.226.5766
Sáp nhập doanh nghiệp (Ảnh minh họa)
I – Sáp nhập doanh nghiệp là gì:
Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế mà theo đó, một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp hiện nay được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2014.
II – Trình tự thủ tục thực hiện sáp nhập doanh nghiệp:
1. Hợp đồng sáp nhập
Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập
- Thủ tục và điều kiện sáp nhập
- Phương án sử dụng lao động
- Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập
- Thời hạn thực hiện sáp nhập
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua
Các công ty bị sáp nhập thực hiện thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế
2. Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thay đổi đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng sáp nhập;
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập.
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh
- Điều lệ dự thảo của công ty mới
- Biên bản họp, nghị quyết, quyết định về việc sáp nhập
- Danh sách cổ đông/thành viên góp vốn
- Các giấy tờ khác quy định trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP
III – Dịch vụ sáp nhập doanh nghiệp:
Hiện nay, chúng tôi đang cung cấp các dịch vụ đăng ký sáp nhập doanh nghiệp như sau:
- Tư vấn cho doanh nghiệp về điều kiện, trình tự, thủ tục và các vướng mắc có thể gặp phải trong quá trình tái cơ cấu lại tổ chức của doanh nghiệp qua hình thức sáp nhập doanh nghiệp;
- Tư vấn, soạn thảo, chuẩn hóa hợp đồng sáp nhập của hai doanh nghiệp sáp nhập;
- Tư vấn chuẩn hóa Điều lệ của Doanh nghiệp nhận sáp nhập;
- Tư vấn, xây dựng và hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký sáp nhập cho doanh nghiệp;
- Tiến hành nộp và chuẩn hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội và thông báo chính xác ngày hẹn ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhận sáp nhập.
- Tư vấn về cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp sau khi nhận sáp nhập.
Nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ, tư vấn liên quan đến sáp nhập doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn sớm nhất có thể để giải quyết các vấn đề còn đang vướng mắc của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo về các thủ tục thành lập doanh nghiệp sau:
– Hướng dẫn thành lập công ty cổ phần
– Hướng dẫn thành lập công ty TNHH một thành viên
– Hướng dẫn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
– So sánh giữa các loại hình doanh nghiệp
Luật Nhiệt Tâm còn có dịch vụ thành lập công ty, bạn muốn nhờ Luật Nhiệt Tâm giúp bạn thì bạn có thể gọi cho chúng tôi theo hotline 091.226.5766 hoặc điền vào form thông tin ngay phía dưới đây để được trợ giúp.