Rao bán súng, công cụ hỗ trợ lắp ráp trên thương mại điện tử – Hành vi vi phạm pháp luật hay không?

rao-ban-vu-khi-qua-mang-internet

Trong thời gian vừa qua, các trang thương mại điện tử để mặc chủ shop rao bán tràn lan các loại súng lắp ráp, súng bắn đạn thạch trên trang của mình khiến cho người dân đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, đây có đơn giản chỉ là rao bán thiết bị, súng thể thao, súng đồ chơi hay có sự lợi dụng để rao bán thiết bị súng quân dụng và súng thật hay không? Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Hoàng Ngọc đã có cuộc trao đổi với báo ANTV trong chương trình “Góc nhìn chuyên gia”

PV:  Thưa luật sư Hoàng Ngọc, rõ ràng việc các trang thương mại điện tử không thể quản lý được các shop đăng ký rao bán trên trang của mình là có . Vậy việc quản lý các shop này thường được căn cứ như thế nào?

Ls. Hoàng Ngọc: Thứ nhất, theo quy định tại điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ thì có quy định về trách nhiệm của các thương nhân, tổ chức cung cấp các sàn giao dịch thương mại điện tử: Các sàn giao dịch thương mại điện tử phải yêu cầu các cá nhân, tổ chức đưa các thông tin một cách rõ ràng, cụ thể lên trên trang mạng. Các thông tin này đối với cá nhân xin làm chủ thể trong các sàn giao dịch có thể là các chứng minh thư, sổ hộ khẩu. Đối với các tổ chức kinh doanh đó là giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh (nếu có). Ngoài ra, trong Nghị định này cũng quy định, trong suốt quá trình của tổ chức, cá nhân đăng bài đưa lên thì các tổ chức cung cấp sàn giao dịch thương mại điện tử cũng phải kiểm tra, giám sát. Về nguyên tắc, tất cả các quy định của pháp luật đều hướng tới sự quản lý rất chặt chẽ từ bên phía tổ chức sàn giao dịch điện tử quản lý đối với các cá nhân, tổ chức đó.

Pv: Khi các trang thương mại điện tử không thể quản lý được nội dung của các shop đăng bán trên trang của mình thì các trang thương mại điện tử này có phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật hay không?

Ls. Hoàng Ngọc: Trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ sàn giao dịch điện tử thì có quy định tại điểm c khoản 3 điều 83 Nghị định 185 về các hành vi xử phạt: Phạt tiền từ 20 triệu cho đến 30 triệu đối với các hành vi không yêu cầu tổ chức, cá nhân là người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định. Thứ hai là, trong quá trình giám sát các tổ chức, cá nhân đưa bài lên mà không có hành vi hỗ trợ các cơ quan nhà nước thì có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu. Đối với cả các hành vi sau khi phát hiện hoặc có các nguồn tin báo rằng các bài viết vi phạm mà không chịu gỡ xuống thì có thể xử phạt từ 30 – 40 triệu đồng. Đó là các chế tài về xử phạt hành chính. Trong một số trường hợp, nếu việc đưa thông tin đó hoặc việc dẫn nguồn tiền đề cho các điều kiện khác thì vẫn có thể bị truy tố hình sự

PV: Vâng thưa Luật sư Hoàng Ngọc, rõ ràng chúng ta đã có những chế tài cụ thể để xử lý hành vi vận chuyển, tàng trữ vũ khí, công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên những hoạt động mua bán mà chúng ta đang đề cập ở đây lại diễn ra trên không gian mạng. Vậy thì luật an ninh mạng mới có hiệu lực mới đây thì có bổ sung nội dung, chế tài nào có thể là chặt chẽ hơn trong việc giám sát, xử lý các hành vi kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh trên các trang mạng thương mại điện tử hay không?

Ls. Hoàng Ngọc: Luật an ninh mạng được ban hành cuối năm 2018 và hiện nay đã có hiệu lực cũng quy định tại Điều 18: Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội bao gồm tuyên truyền, quảng cáo, mua bán các hàng hóa thuộc danh mục cấm theo pháp luật hoặc bị hạn chế theo pháp luật. Tuy nhiên, các trang mạng hiện nay thì có các hành vi lách hoặc đã không kiểm soát tốt việc để cho các cá nhân, tổ chức lạm dụng hoặc ẩn náu trong các quảng cáo khác hoặc các chiêu trò khác để bán các sản phẩm thuộc danh mục vi phạm

Theo báo ANTV

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

BẤM ĐỂ GỬI YÊU CẦU