Để thuận tiện cho khách hàng khi làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam, Văn phòng Luật Nhiệt Tâm và Cộng sự cung cấp cho khách hàng dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam trọn gói nhanh chóng với chi phí dịch vụ tiết kiệm nhất.
Cơ sở pháp lý:
Nội dung bài viết
thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
– Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội.
– Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam.
– Thông tư 11/2006/TT-BTM hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2006/NĐ-CP.
– Thông tư 133/2012/TT-BTC ngày 13/08/2012 quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài:
Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.”
thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:1. Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
2. Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.Các trường hợp không cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài:1. Công ty nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu trên.
2. Công ty nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
thủ tục công bố chất lượng sản phẩm
Hồ sơ Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm,
3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
4. Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế.
5. Bản sao Chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đứng đầu văn phòng đại diện.
6. Hợp đồng thuê nhà.
7. Thư ủy quyền cho do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Lưu ý: Các giấy tờ quy định tại điểm 2, 3, 4 phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự cửa Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục:
Thuận tình ly hôn và những điều cần biết
Tọa đàm ‘Nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy tại các công trình xây dựng: Gỡ vướng từ hệ thống pháp luật’
Thủ tục cần có để xoá án tích
Vấn nạn chiếm dụng bình ga của doanh nghiệp khác để kinh doanh, sản xuất